Giống như bánh ngọt, bánh mì cũng được chia làm nhiều loại khác nhau dựa theo một số các đặc điểm như hình dáng, cấu tạo, nguyên liệu,… Đối với những người mới bắt đầu làm bánh, sẽ rất khó khăn để phân biệt từng loại bánh mì. Trong bài viết này, Unibaker sẽ giúp bạn phân biệt các loại bánh mì theo cách dễ hiểu và rõ ràng nhất! Hãy đọc kỹ bài viết và lưu lại những thông tin hữu ích nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Phân biệt Bánh mì và Bánh ngọt khác nhau như thế nào?
- Hướng dẫn phân biệt 3 loại bột mì thông dụng nhất cho người mới học làm bánh
- Bánh ngọt gồm những loại nào? Những điều cần biết khi chọn khuôn làm bánh ngọt
1. Bánh mì (Bread) là gì?
Bánh mì là loại bánh được hình thành từ một số nguyên liệu cơ bản gồm bột mì, nước, men, muối,…, có kết cầu giòn, xốp, dai và thêm những đặc trưng khác tùy theo từng loại.
Để làm bánh mì, người ta sẽ cần trộn hỗn hợp các loại nguyên liệu tùy theo công thức của từng loại. Khi đó trong quá trình nhồi bột, tạo hình và ủ bột, các sợi gluten trong khối bột sẽ được hình thành và phát triển cùng với sự hoạt động của men giúp chúng ta tạo nên một khối bột bánh mì hoàn hảo. Sau đó, trải qua quá trình nướng trong lò, chúng ta sẽ có được những chiếc bánh mì thơm ngon chuẩn vị.
2. Phân loại bánh mì
Vậy bánh mì được chia làm mấy loại? Thông thường người ta chia bánh mì thành 2 loại chính là bánh mì lạt và bánh mì ngọt, từ đó chia thêm các nhánh nhỏ hơn.
2.1. Bánh mì lạt (Lean yeast dought)
a. Bánh mì Việt Nam
Bánh mì Việt Nam được xếp vào dòng bánh mì lạt. Loại bánh mì này có kết cấu vỏ giòn, ruột xốp, rỗng và mềm. Bánh mì Việt Nam được sử dụng để ăn kèm với các loại thực phẩm khác như pate, trứng rán, chả lụa, thịt nguội, chà bông, rau và thêm các loại sốt. Bánh mì Việt Nam (có nhân) vô cùng nổi tiếng trên thế giới và được xếp vào top những món ăn ngon nhất tại Việt Nam.
b. Bánh mì baguette
Bánh mì Baguette có xuất xứ từ Pháp, có lớp vỏ giòn, cứng, ruột đặc và mềm, có độ dai, chiều dài khoảng 55-60cm. Bánh được dùng ăn nhẹ kèm với các thực phẩm như bơ, xúc xích, salad trong các bữa sáng hoặc bữa xế. Tại Việt Nam, người ta cũng sử dụng bánh mì Baguette để làm các món bánh mì Việt Nam (có nhân) và cho hương vị khá tương đồng.
c. Bánh mì trắng (White pan)
Bánh mì trắng là một dạng bánh mì lạt có kết cấu vỏ mềm, ruột xốp dai và được tạo hình bằng khuôn. Bánh mì trắng thường được tạo hình thành dạng bánh mì gối (sandwich), được cắt lát và ăn kèm với trứng, phô mai, thịt nguội, salad,…
d. Bánh mì Soft Roll
Bánh mì Soft Roll là một dạng bánh mì lạt có hình dạng tròn, vỏ mềm, ruột xốp và đặc, trên mặt bánh thường được phủ ít mè lên. Bánh mì Soft Roll thường được dùng làm vỏ bánh mì Hamburger và được kẹp với các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, thịt nguội cùng các loại rau xà lách, cà chua,… và sốt.
2.2. Bánh mì ngọt (Rich yeast dough)
Bánh mì ngọt (Rich yeast dough) là dòng bánh mì có vị ngọt, trong công thức có sử dụng nhiều đường và chất béo. Có rất nhiều loại bánh mì ngọt khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là 3 loại sweet bun, brioche và bánh mì cán lớp.
a. Sweet bun
Sweeet bun là dòng bánh mì ngọt điển hình với vỏ mềm, ruột xốp và thường được phết 1 lớp trứng mỏng trên bề mặt khi nướng. Bánh có thể được kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác để tạo hình.
b. Brioche
Brioche là một dạng bánh mì ngọt có vỏ mềm, ruột xốp, hương vị thơm và béo. Bánh thường được dùng như món tráng miệng do có độ béo cao.
c. Bánh mì cán lớp (Laminated dough/Rolled – In yeast dough)
Bánh mì cán lớp là dòng bánh mì ngọt có nhiều lớp. Để làm bánh mì cán lớp, người ta đem ủ đông khối bột nhồi để lên men chậm, sau đó đem khối bột cán thành nhiều lớp và xen kẽ 1 lớp bơ giữa các lớp bột. Một số loại bánh mì cán lớp nổi tiếng bao gồm bánh sừng bò/trâu (Croissant), bánh Danish,…
3. Bánh mì nhanh (Quick bread) có được xếp vào dòng bánh mì không?
Mặc dù cũng là bánh mì nhưng Bánh mì nhanh (Quick bread) được xếp riêng vào 1 dòng bánh, không xếp chung với những dòng bánh mì khác. Sở dĩ như vậy là vì bánh mì nhanh không sử dụng men là chất gây nở mà sử dụng bột nở và muối nở để làm chất gây nở. Cũng vì thế mà Quick bread dễ làm và không phải mất nhiều thời gian chờ các bước lên men và ủ bột như bánh mì thông thường.
Bánh mì nhanh (Quick bread) có kết cấu ẩm, mềm và đặc hơn so với bánh mì thông thường. Người ta hay sử dụng bánh mì nhanh để ăn sáng, ăn bữa nhẹ hoặc sử dụng trong các buổi tiệc trà.
Quick bread có nhiều dòng bánh khác nhau nhưng phổ biến nhất là muffin, scone và bánh chuối.
Tham khảo:
.
Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn trong quá trình làm bánh. Đừng quên đọc các bài viết tiếp theo của Unibaker chủ đề về bánh và làm bánh nhé!
—————–
Để mua các sản phẩm của Unibaker, các bạn liên hệ trực tiếp thông qua hotline, inbox fanpage hoặc mua trực tiếp tại mall của Uni Việt Nam tại các sàn Shopee, Tiki, Lazada.
– Hotline: 19009207
– Fanpage: Unibaker hoặc Uni Việt Nam
– Shopee: https://shopee.vn/uni_official_store
– Tiki:
– Lazada:
—————–
UNIBAKER – THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU CUNG CẤP DỤNG CỤ LÀM BÁNH
1. Địa chỉ: Tầng 2, Tòa B, Chung cư Đồng Phát Parkview Tower, KCN Vĩnh Tuy, Hoàng Mai, Hà Nội
2. Email: info@univietnam.com.vn
3. Hotline: 19009207
4. Website: unibaker.vn – univietnam.vn